Các chương trình không gian Trung_tâm_Vũ_trụ_Việt_Nam

Dự án Vệ tinh CubeSat

Vệ tinh PicoDragon

Ba vệ tinh siêu nhỏ Cubesat (trong số đó có Pico Dragon) được phóng từ một thiết bị khởi động đặc biệt Small Satellite Orbital Deployer (SSOD) gắn liền với cánh tay robot từ ISS ngày 19/11/2013.

PicoDragon là một vệ tinh nhân tạo siêu nhỏ, theo chuẩn 1U nhỏ nhất của chương trình CubeSat, do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chế tạo và hoạt động trên không gian trong 3 tháng.

PicoDragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg (Cubesat 1U).[12] Trọng lượng chính là từ một máy chụp ảnh.. Việc phát triển và chế tạo do các nhân viên của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam thực hiện, còn quá trình kiểm tra rung động, nhiệt và một số thử nghiệm khác được tiến hành tại Nhật Bản. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.

Vệ tinh MicroDragon

MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất”.[13]

Vệ tinh NanoDragon

Hình ảnh vệ tinh Nanodragon

NanoDragon là một vệ tinh do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam (VNSC) xây dựng. NanoDragon sẽ sử dụng bộ thu hệ thống nhận dạng tự động (AIS) của mình để giám sát các tàu và cũng sẽ kiểm tra độ chính xác của việc kiểm soát tọa độ bằng cách sử dụng máy ảnh quang học. Nó mang một OBC tiên tiến (máy tính trên bo mạch) do Meisei Electric của Nhật Bản phát triển.

Các dự án tương lai

Dự án vệ tinh LOTUSat-1

LOTUSat-1 là vệ tinh quan sát Trái đất với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (Synthetic Aperture Radar – SAR). Dữ liệu ảnh của LOTUSat-1 sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên taibiến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Dự kiến sẽ được phóng lên vào năm 2023.[14]

Dự án vệ tinh LOTUSat-2

Sau dự án LOTUSat-1, VNSC sẽ phát triển vệ tinh LOTUSat-2 “Made in Vietnam”, với 2 vệ tinh công nghệ cảm biến ra đa hiện đại này, Việt Nam có khả năng quan sát toàn bộ lãnh thổ và vùng biển quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết với độ phân giải cao, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậuthiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường.[15]

Mục tiêu trong tương lai

VNSC tiếp tục là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đào tạo Công nghệ Vệ tinh và xa hơn là Công nghệ Vũ trụViệt Nam tiến tới trình độ quốc tế để đóng góp quan trọng cho sự phát triển Công nghệ Vũ trụ đất nước, khu vực và thế giới.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung_tâm_Vũ_trụ_Việt_Nam http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Khoa-hoc/524197/than... http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5556/nhung-buoc-tien-tro... https://vnexpress.net/viet-nam-se-co-trung-tam-vu-... https://vnexpress.net/viet-nam-se-tu-san-xuat-duoc... https://directory.eoportal.org/web/eoportal/satell... https://m.baochinhphu.vn/story.aspx?did=453547 https://dangcongsan.vn/y-te/ve-tinh-lotusat1-cua-v... https://vast.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-t... https://vast.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-t... https://laodong.vn/cong-doan/ve-tinh-microdragon-g...